Trong tranh có bóng thơ
Ngô Quang Nam tốt nghiệp Viện Hàn lâm Mỹ thuật Praha (1967-1973), học tiếp cao học tại Praha (1985-1986), được cấp bằng danh hiệu “Họa sĩ Hàn lâm viện”. Nguyên là Giám đốc sở Văn hóa Thông tin kiêm chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú (1978-1990). Là Chánh văn phòng Bộ Văn hóa thông tin (1990-1997), Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (1997-2004), thành viên hội đồng nghệ thuật ASEAN giải Philip Morris.
Ông nội Ngô Quang Nam là Ngô Quang Đoan, một sĩ phu yêu nước, hoạt động Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục cùng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Lương Văn Can, sau bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp nên đưa gia đình từ Thanh Hoá lên Đồng Lương, Ngòi Lao – Phú Thọ và cuối cùng về Vĩnh Yên sinh sống. Ngô Quang Nam sinh năm 1941 (Tân Tỵ) tại chân núi Đanh thuộc thôn Đạo Hoàng xã Khai Quang huyện Tam Dương Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Vĩnh Yên).
Họa sĩ Ngô Quang Nam bên tác phẩm “Bác Hồ đi chiến dịch”.
Sinh ra và gắn bó với quê hương Vĩnh Phúc, sau này Ngô Quang Nam góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ cuộc đời của một nhà thơ dân gian có nhiều giai thoại, người có tên thật là Đặng Văn Đăng (1911-1987) sinh tại xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ, trước năm 1945 dạy học ở Tuyên Quang, có truyện dài kỳ đăng trên trang Tiểu thuyết thứ 7 của tờ Đông Pháp, bút danh Lục Y Lang. Đó là nhà thơ Bút Tre mà người đời tặng ông những vần thơ theo “trường phái” do ông khởi xướng:
Hoan hô đồng chí Bút Tre
Thơ phú ngang phè mà lại hóa hay
Phải chăng trường phái thơ ngây
Làm cho ai cũng mê say thích nghè (nghe)
Ngày nay cuộc sống bộn bề
Nụ cười thuốc bổ: ca vè dân gian
Bởi ai cũng có thể làm
Bút Tre, bút nứa, lại càng bút bi
Ngô Quang Nam là hậu duệ đời thứ 4 của cụ Nguyễn Quang Bích – dòng dõi họ Ngô, nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là học trò của Tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ Cử nhân, năm 1869, thời Tự Đức đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ Đình nguyên (tức Hoàng giáp). Nguyễn Quang Bích làm đến chức Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ). Khi còn ở quê nhà, Nguyễn Quang Bích đem sở kiến và uy tín của mình ra dạy dân đắp đê ngăn nước mặn, lấy thêm đất canh tác cho hai vụ chiêm, mùa. Khi cầm quyền cai trị, ông thanh trừng được quân cướp bóc, dân địa phương được yên ổn làm ăn, nên họ tôn sùng ông như một vị Phật sống. Sự kiện Lưu Vĩnh Phúc chặt đầu tên tướng cướp thành Hà Nội năm Quý Dậu (1873) là Francis Garnier cũng có công của ông vì đã biết tài mà tiến cử họ Lưu.
Dông dài một chút chẳng qua để nói về cái gốc bền của một con người. Hồn thơ và họa trong Ngô Quang Nam có nguồn và bản thân ông nuôi dưỡng cái nguồn đó dù trải qua nhiều công tác quản lý khác nhau Ông Tự bạch:
Lời người xưa dặn lại:
Cái tóc là cái tội
Đã quá nửa đời người
Đầu mỗi ngày một hói
Tóc rụng chẳng mọc thêm
Cái tội càng đầy mãi!
Một lời tự bạch vừa mang âm hưởng cổ điển vừa có “tý” trào phúng, kiểu như: Bỏ mũ ra đầu trơn lắm/ Gió trượt qua cỏ trước mặt rung rinh (ấy là tôi thêm vào cho vui).
Một số tác phẩm tranh màu nước của Ngô Quang Nam.
Ngô Quang Nam là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhưng trước hết ông là họa sĩ. 18 tuổi ông đã làm việc tại xưởng họa của Ty Văn hóa Vĩnh Phúc, năm 1967 được Bộ Văn hóa chọn đi đào tạo tại Tiệp Khắc (cũ) và lần thứ hai, năm 1973 tốt nghiệp Viện Hàn lâm Mỹ thuật Praha. Ngô Quang Nam có tranh bày tại các triển lãm mỹ thuật các nước Tiệp Khắc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Argentina, Chile, Mỹ, Thụy Sĩ, đã nhận được Giải Nhất Viện Hàn lâm Mỹ thuật Praha (Tiệp Khắc) 1973 và Giải thưởng Hùng Vương năm 1985.
Triển lãm tại Thủ đô Hà Nội tháng 12 năm 2016, ngoài các triển lãm nhóm, đây là lần thứ bảy ông bày tranh cá nhân. Phòng tranh lần này gồm 80 bức màu nước, trong đó chỉ có 5 bức vẽ phong cảnh nước ngoài, còn lại mô tả vẻ đẹp hồn nhiên và đậm đà về đất nước và con người trên quê hương trong suốt chặng đường hơn bốn mươi năm qua.
Theo hiểu biết nông cạn của tôi về hội họa, để vẽ tranh màu nước đạt đến trình độ nghệ thuật là một công việc khó, việc thưởng thức càng khó hơn. Vì vậy, xin mượn ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn cho vừa khách quan vừa chính xác.
Cảm nhận tranh của Ngô Quang Nam triển lãm tại Mỹ năm 1995, học giả Jeffrey Hantover viết: “Ngô Quang Nam dùng những nét vẽ phóng khoáng, gần như ‘tháu’, để nắm bắt một tâm trạng hơn là một thực tế trước mắt. Qua ý chí nắm bắt hiện thực cảm xúc bề ngoài của sự vật và ý muốn đưa vào ‘tinh thần của tranh’ ta có thể cảm nhận một âm hưởng hiện đại của thế kỷ 20, nhưng cùng lúc ta có thể thấy đó là những đặc tính của nghệ thuật cổ truyền Việt Nam như trong tranh mộc bản - ở đây, các màu không giống ngoài đời nhưng lại rất hữu hiệu đứng về mặt lưu lại ấn tượng nơi người xem”.
Nhà lý luận phê bình Singapore Thomas Yeo viết: “Tất cả các tác phẩm của Ngô Quang Nam được vẽ với kỹ thuật điêu luyện, đi đôi với đó là sự tự tin. Mọi người có thể kiểm chứng sự tự tin của ông bằng chính sự ta hài lòng với những tác phẩm được xem. Từng thần thái, đường nét uyển chuyển, vừa chuẩn lại vừa thể hiện rõ tâm huyết, tâm cảm của một nghệ sĩ với tác phẩm... Những sinh hoạt hàng ngày ở nông thôn Việt Nam đã được ghi lại chỉ bằng vài đường họa đơn giản, điều phải mất nhiều năm rèn luyện mới có được. Nhiều họa sĩ Việt Nam tạo được sự khuấy động trong ‘Asian Art Area’ trong thập niên trở lại đây, trong đấy có sự đóng góp của Ngô Quang Nam cho nghệ thuật Việt Nam...”
Tôi chỉ xin thêm một ý nhỏ, rằng: Trong tranh của Ngô Quang Nam có bóng của thơ. Hãy đọc và soi ý-tứ bài thơ Chúc Tết Đinh Dậu ông mới làm nhân năm mới 2017 vào những bức tranh màu nước của ông in kèm cùng bài viết này sẽ thấy điều đó:
Sớm xuân phố vắng, nắng vàng xuân
Hoa xuân khắp chốn rực mầu xuân
Thoảng tiếng chuông ngân, xuân lặng lặng
Chiều xuân lất phất hạt mưa xuân…
Chim chóc trên cành ríu rít xuân
Nhạc xuân vang vọng khắp trời xuân
Ngày xuân như nhuộm mầu xuân thắm
Phơi phới ngày xuân phơi phới xuân…
Những tác phẩm hội hoạ tiêu biểu của Ngô Quang Nam có thể kể đến là: Nối đường dây, Người mẹ cầm súng, Đường Hồ Chí Minh, Mười hai ngày đêm (Bảo tàng Mỹ thuật Singapore), Khúc du xuân I và II, Thánh Gióng (Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh), Người đẹp ngủ bên hồ sen, Thuở Hồng Hoang (Bảo Tàng Đền Hùng).
56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, đối mặt với từng khoảnh khắc nóng bỏng nơi mặt trận, người nghệ...
Bình luận